Nhận định, soi kèo Smouha vs ZED FC, 22h00 ngày 17/1: Khách tự tin
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Unirea Slobozia vs Sepsi, 22h00 ngày 17/1: Nỗ lực cải thiện phong độ -
Thiếu vắc xin xảy ra trên quy mô toàn quốc, khi nào có đủ?Theo PGS Hồng, hiện ghi nhận tình trạng thiếu vắc xin hầu hết trên quy mô toàn quốc. Ảnh: T.Dũng Để có nguồn vắc xin tiêm cho trẻ, đặc biệt là vắc xin 5 trong 1, đại diện Bộ Y tế nói đã vận động các nguồn tài trợ như Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc và các đơn vị, tổ chức khác.
Tối 15/12, Bộ Y tế sẽ tổ chức tiếp nhận gần 500.000 liều vắc xin DPT-VGB-Hib (SII) do Chính phủ Australia viện trợ và thực hiện kế hoạch phân bổ cho 63 tỉnh, thành để tổ chức tiêm. Dự kiến số vắc xin này đủ sử dụng từ 1-2 tháng tới.
“Ưu tiên trước cho trẻ có nhóm tuổi nhỏ nhất từ 2 tháng tuổi trước rồi mới đến những trẻ có tháng tuổi lớn hơn bao gồm cả những trẻ trên 12 tháng tuổi”, bà Hồng nói.
Đối với 10 loại vắc xin có khả năng sản xuất trong nước, Bộ Y tế đã rà soát các quy định của pháp luật và thực hiện mua theo hình thức đặt hàng (quy trình gồm 9 bước).
“Bộ Y tế đã thẩm định, gửi Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt phương án giá tối đa, trên cơ sở đó Bộ Y tế sẽ phê duyệt phương án giá cụ thể”, bà Hồng cho biết. Bộ Y tế cũng đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để giải quyết, dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2023.
Vị lãnh đạo này cũng thông tin các nhà sản xuất vắc xin trong nước đã có trong tay một cơ số nhất định vắc xin có thể giao ngay cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sau khi hoàn tất thủ tục tài chính. Bà cũng kỳ vọng vào quý 1/2024 có thể bao phủ trở lại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Khi nào có đủ vắc xin trở lại?
Về giải pháp để đảm bảo vắc xin tiêm miễn phí năm 2024, Bộ Y tế cho biết để giải quyết căn cơ, lâu dài, Bộ Y tế đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu sửa đổi Nghị định số 104/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.
Theo Bộ Y tế, hiện tại, Nghị định sẽ sửa đổi theo hướng cho phép bố trí kinh phí của Trung ương để mua vắc xin cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng, dự kiến hoàn thành tháng 1/2024. Cùng đó, hoàn thành việc mua sắm 10 loại vắc xin đặt hàng trong nước trong tháng 12/2023 theo số lượng tỉnh, thành phố đề xuất nhu cầu đến tháng 6/2024, từ đó sẽ đảm bảo hoạt động cung ứng vắc xin năm 2024 trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Nếu được giao ngân sách sớm hơn, Bộ Y tế sẽ sớm tiến hành đặt hàng hoặc đấu thầu mua sắm vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng theo đúng quy định của pháp luật.
Thời gian tới, Bộ Y tế cũng sẽ rà soát nguồn vắc xin, tích cực làm việc với các nhà tài trợ trong nước và nước ngoài hỗ trợ nguồn lực cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng...
Chương trình Tiêm chủng mở rộng được triển khai trên toàn quốc từ năm 1985 nhằm cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi. Tới nay đã có 10 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm được sử dụng vắc xin miễn phí cho trẻ em và phụ nữ có thai, bao gồm vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, bại liệt, sởi, rubella và viêm não Nhật Bản.
Cùng chính sách mua sắm thuốc, sao bệnh viện này làm được, chỗ khác lại không?Bộ Y tế cho rằng việc nhiều cơ sở y tế mua được thuốc, vật tư nhưng chỗ khác vẫn thiếu không phải vì văn bản hướng dẫn của bộ mà do chính nhân lực của cơ sở."> -
Giám đốc trẻ suýt chết vì viêm tuỵ cấp sau khi liên tục dự tiệc tất niênĐối với bệnh nhân Thanh, nguy cơ tử vong lên tới hơn 70%. May mắn, bệnh nhân đã được cấp cứu kịp thời. Khi lọc máu, bác sĩ bất ngờ vì túi dịch đông đặc mỡ, chỉ số triglyceride rất cao.
Theo PGS Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, giai đoạn từ cuối tháng 12 Âm lịch tới hết tháng Giêng, trong số bệnh nhân nhập viện, ngoài các loại bệnh truyền nhiễm, viêm phổi, lượng người cấp cứu vì viêm tụy cấp tăng lên đáng kể. Khai thác thông tin của các bệnh nhân, bác sĩ nhận thấy điểm chung là ăn nhậu quá độ. Nhiều bệnh nhân còn rất trẻ cũng cấp cứu vì viêm tụy cấp.
Về căn bệnh này, giáo sư Bình cho biết viêm tụy cấp là tình trạng viêm và tự hủy mô tụy cấp tính. Trước đây, nguy cơ tử vong của căn bệnh này lên tới 50%. Hiện nay, bệnh được điều trị tích cực bằng lọc máu và các biện pháp khác nên tỷ lệ tử vong thấp hơn. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn nguy cơ tử vong vẫn rất lớn.
Dấu hiệu chính nhận biết bệnh là:
- Đau bụng, người bệnh đau bụng dữ dội, đau sau ăn, đau vùng thượng vị dễ nhầm lẫn với đau dạ dày, đau quặn có thể xuyên ngang thắt lưng.
- Buồn nôn, các triệu chứng nôn ói, buồn nôn tăng lên, bí trung, đại tiện.
- Sốt khi đau bụng nhiều kèm theo nôn ói.
Vì vậy, sau khi liên hoan, người có tiền sử tăng mỡ máu cần lưu ý tới các biểu hiện của bệnh viêm tụy cấp để đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu bất thường, không nên chờ đợi ở nhà, tự uống thuốc giảm đau. Bởi bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong do suy đa tạng.
Để phòng bệnh, giáo sư Bình khuyến cáo mọi người cần có thói quen ăn uống lành mạnh, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia. Những người có tiền sử tăng mỡ máu, đặc biệt là tăng triglyceride, cần thận trọng với viêm tụy cấp.
Suy nghĩ sai lầm khiến bệnh nhân đột quỵ đối mặt nguy hiểmThời tiết càng rét, số trường hợp bị đột quỵ càng cao nhưng không ít người nghĩ mình bị trúng gió, cảm lạnh."> -
2023: Quảng Nam tăng đầu tư, quyết tăng thứ hạng chuyển đổi sốPhó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu Hầu hết các Sở, ngành đã xây dựng và triển khai những hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ điều hành tác nghiệp tại cơ quan, đơn vị, địa phương như Tổng đài dịch vụ công 1022, Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu chứng thực tỉnh Quảng Nam…
Các cơ quan, đơn vị, UBND các cấp tập trung triển khai đối với các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu thuộc Đề án 06 của Thủ tướng. Hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công của tỉnh đã được triển khai đồng bộ, thống nhất 3 cấp, kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với cổng dịch vụ công quốc gia. Tích hợp trên cổng dịch vụ công quốc gia hơn 1.396 dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 55,73%.
Để thúc đẩy chuyển đổi số và đưa người dân chuyển lên môi trường số, Quảng Nam có gặp khó khăn gì không?
Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ, trang thiết bị CNTT ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, chưa có mô hình kết nối mạng thống nhất, thiếu giải pháp về bảo mật.
Đối với các địa phương miền núi trình độ tiếp cận CNTT của người dân chưa cao, tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh kết nối Internet còn thấp. Trong khi đó, việc đăng ký hồ sơ thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công quốc gia cần có SIM điện thoại chính chủ, để đăng ký tài khoản và nhập thông tin đúng với thông tin trên hệ thống dữ liệu dân cư nên tỷ lệ thực hiện dịch vụ công trên nhiều lĩnh vực còn hạn chế. Quá trình thanh toán trực tuyến khi thực hiện dịch vụ công còn vướng mắc, nhất là trường hợp trả lại kinh phí cho người dân khi thủ tục không thực hiện được.
Nguồn nhân lực làm công tác chuyển đổi số ở các đơn vị còn thiếu, phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm, khối lượng công việc lớn nên gặp khó khăn khi tiến hành chuyển đổi số.
Vậy Quảng Nam đã giải bài toán này thế nào thưa ông?
Về đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 36, trong đó phân bổ kinh phí mua sắm thiết bị, vận hành và bảo trì hệ thống CNTT (kể cả phần mềm) phục vụ chuyển đổi số với mức 1 tỷ đồng/huyện/năm. Phân bổ kinh phí mua sắm thiết bị, vận hành và bảo trì hệ thống CNTT (kể cả phần mềm) phục vụ chuyển đổi số với mức 100 triệu đồng/xã/năm.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ, tăng cường bồi dưỡng kiến thức trực tuyến hoặc trực tiếp cho từng đơn vị.
Trong năm 2022, tổng số lượt cán bộ được đào tạo về chuyển đổi số là 5.000. Tổng số lượt thành viên tổ công nghệ cộng đồng được đào tạo là 3.600.Phối hợp với Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT tổ chức bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số trên nền tảng học trực tuyến onetouch.mic.gov.vn cho gần 400 lãnh đạo cấp xã.
Chúng tôi tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt, tạo sự thống nhất, quyết tâm chính trị cao khi thực hiện chuyển đổi số.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, tăng cường dùng chung hạ tầng và đẩy mạnh số hoá hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính...
Quảng Nam cũng thực hiện đo lường, đánh giá, công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số đối với các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố theo quyết định của UBND tỉnh.
Mục tiêu trong năm 2023, UBND tỉnh Quảng Nam muốn thay đổi thứ hạng về chuyển đổi số. Ông có thể cho biết kế hoạch để thực hiện mục tiêu này?
Năm 2020, chỉ số chuyển đổi số (chỉ số DTI) của tỉnh đứng thứ 24, năm 2021 đứng thứ 25. Năm 2023, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên địa bàn, các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm: Chú trọng triển khai các chương trình, đề án, dự án số hóa; từng bước hình thành các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu mở cấp tỉnh.
Tập trung đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT: nâng cấp hạ tầng trung tâm dữ liệu, đảm bảo năng lực triển khai chính quyền số và đô thị thông minh; phủ sóng thông tin di động, hạ tầng cáp quang đến các khu vực lõm sóng, vùng sâu, vùng xa.
Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh… Đồng thời, triển khai thử nghiệm các nền tảng số theo chương trình của Bộ TT&TT, phục vụ quản lý, điều hành dựa trên dữ liệu.
Cảm ơn ông!
Kiều Oanh - Ảnh: Công Sáng
">